Top những điều khiến lan trầm rừng Điện Biên trở nên nổi tiếng
Điện Biên là mảnh đất của lịch sử, mảnh đất của núi rừng hùng vĩ nơi địa đầu Tổ quốc. Du khách mọi nơi chắc không còn lạ gì với hoa ban nở trắng trời Điện Biên vào mỗi độ tháng 3 – tháng 4 hằng năm. Nhưng với hoa lan trầm rừng Điện Biên thì có lẽ còn nhiều người chưa biết tới. Tuy nhiên nếu ai đã trót ngắm lan trầm rừng nơi đây thì đảm bảo sẽ mê mẩn nét đẹp này mãi không thôi.
Giới thiệu về lan trầm rừng Điện Biên
Đây là loài hoa mang vẻ đẹp kết hợp của 2 loại lan Giả Hạc và lan Hoàng Thảo tím. Tên khoa học của nó là Dendrobium Nestor. Với những người thích chơi hoa nói chung và yêu thích hoa lan nói riêng thì việc sở hữu loài hoa mang sắc tím huyền bí này là một điều hạnh phúc đó. Tuy kỹ thuật trồng và cách chăm sóc khá phức tạp nhưng loài hoa này vẫn rất được ưa chuộng và đem lại lợi nhuận kinh tế cao.
Ở Việt Nam, loài hoa này không được phổ biến như những loại lan khác nên giá trị của nó không phải là thấp. Điện Biên là một trong những nơi sở hữu lan trầm rừng tự nhiên mà không phải mảnh đất nào cũng có. Đến với Điện Biên, ngoài ngắm hoa ban trắng muốt tinh khôi thì đừng nên bỏ lỡ cơ hội thường thức vẻ đẹp sang trọng, đài các của lan trầm rừng nhé.
Những điều khiến lan trầm rừng Điện Biên nổi tiếng
Vẻ đẹp vừa mang nét chung của loài phong lan vừa có nét riêng biệt
Lan trầm rừng Điện Biên mang hình dáng khá đặc trưng thường thấy của loài hoa lan. Thân cây dài màu xanh sọc trắng và thường rủ xuống đất. Lá cây xanh đậm, có kích thước từ 7 10cm, thường nhọn về phía đầu và cũng có nhiều sọc trắng dọc theo chiều dài thân lá. Rễ lan trầm là rễ chùm, có màu xanh trắng, ngà trắng hoặc tím. Mỗi cành lan thường cho ra 1 đến 4 bông có kích thước khoảng 4- 5cm trông vô cùng bắt mắt.
Khoảng thời gian hoa nở cũng không dài, chỉ khoảng 10 ngày, lâu nhất là 15 ngày nên bạn nào có ý định lên Điện Biên ngắm hoa thì phải tranh thủ nha.
Hiện nay với công nghệ lai tạo phát triển, rất nhiều màu hoa được tạo ra như màu trầm rồng Đỏ, trầm Đài…Tuy nhiên, lan trầm rừng Điện Biên vẫn quyến rũ nhất với màu tím đặc trưng vốn có.
Đương nhiên điều khiến lan trầm rừng Điện Biên thu hút du khách còn là bởi sự sinh sôi nảy nở tự nhiên của nó. Rau rừng, hoa rừng, cây rừng…nghe cái tên đã gợi lên cái sự quý hiếm và hoang dại. Lan trầm rừng ở đây là loại nguyên bản không có sự lai tạo hay cấy ghép nên được rất nhiều người săn đón. Ở miền xuôi, nếu chịu chơi thì cũng không khó để sở hữu một chậu hoa lan trầm. Nhưng để tận mắt ngắm nghía vẻ đẹp của nó trên rừng cao thì không phải muốn đi lúc nào cũng được đâu nhé. Hoa lan trầm đã hiếm, lan trầm rừng lại càng hiếm hơn. Thế mới nói càng hiếm thì càng quý mà.
Lan trầm rừng Điện Biên có công dụng làm đẹp
Đã là hoa thì tác dụng đầu tiên bao giờ cũng là làm đẹp rồi. Loài hoa này không chỉ mang vẻ đẹp cuốn hút với sắc tím yêu kiều mà còn có hương thơm dịu nhẹ. Hoa lan trầm lại thường nở đúng vào dịp Tết đến nên những cành hoa xinh xắn thường được bày trong nhà, tạo nên không gian sang trọng và mang ý nghĩa một năm mới bình an, hạnh phúc.
Lan trầm rừng Điện Biên có thể làm nguyên liệu chế biến các sản phẩm phục vụ đời sống
Nhờ vẻ đẹp huyền bí và hương thơm dịu nhẹ của mình, lan trầm thường được sấy khô để làm túi thơm, được chiết xuất để làm mỹ phẩm, nước hoa…phục vụ nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ
Cách chăm sóc lan trầm rừng Điện Biên không hề dễ dàng
Với những người thích chơi hoa thì việc chăm sóc là một niềm vui mỗi ngày đó. Hơn nữa, khi được sở hữu lan trầm rừng Điện Biên thì quả là may mắn nên lại càng phải chú trọng cách chăm sóc. Đôi khi cái việc quá dễ dàng lại làm ta quá nhàm chán, còn những việc có chút khó khăn lại là thứ khiến người ta tò mò. Chính vì thế mà chăm lan trầm rừng Điện Biên cũng có cái thú vị đấy nhé.
Lan trầm rừng Điện Biên thường nở rộ vào tháng 2 – tháng 4 đầu năm nên các bạn sắp xếp thời gian hợp lý để không bỏ lỡ cơ hội ngắm hoa. Nếu hội bạn chỉ biết tới hoa ban trắng thì đừng quên giới thiệu về loài hoa rực rỡ, hiếm có này nha. Hy vọng những thông tin thú vị trên đây giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết hay ho về lan trầm rừng nhé.